Cách chăm sóc dog Chihuahua P1

Mọi người hãy cùng đón đọc Cách chăm sóc dog Chihuahua P1 được vatcung.com tổng hợp và tham khảo từ nhiều nguồn website thú cưng khác nhau. Mong rằng, “món ăn tin thần” của chúng tôi gửi đến bạn bổ ích.

Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn luôn hạnh phúc với vật cưng của mình.

Chihuahua là giống chó nhỏ, vui vẻ và thân thiện. Với tính cách trung thành hết mực, Chihuahua dễ dàng tạo nên sợi dây gắn kết đặc biệt và lâu bền với chủ nhân của chúng. Nếu biết chăm sóc Chihuahua đúng cách, không những bạn có thể giúp chó sống khỏe mạnh và hạnh phúc, mà mối quan hệ giữa bạn và cún cưng cũng thêm gắn bó và bền vững.
Hôm nay, ở phần đầu tiên này #vatcung xin đưa ra một số kinh nghiệm về việc cho chú chó Chihuahua ăn uống như thế nào:

Khi được cho ăn chế độ ăn phù hợp, Chihuahua sẽ duy trì được ngoại hình đẹp và sống vui vẻ suốt đời. Trước vô vàn các loại thức ăn cho chó trên thị trường, bạn có thể bị choáng ngợp khi chọn thức ăn tốt nhất cho chú cún của mình. Hãy chọn thức ăn khô với hàm lượng protein khoảng 30-33%.
Chế độ ăn nhiều muối có thể dẫn đến bệnh thận và tim ở các giống chó nhỏ, vì vậy thức ăn dành cho Chihuahua phải có hàm lượng muối thấp.
Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y hoặc người gây giống chó Chihuahua về các hiệu thức ăn khô chất lượng cao dành cho chó.

Béo phì là một vấn đề lớn đối với Chihuahua. Tính hiếu động và giàu năng lượng của Chihuahua có thể khiến bạn có xu hướng cho chúng ăn nhiều hơn nhu cầu và dẫn đến béo phì.
Bắt đầu cho chó ăn lượng thức ăn hướng dẫn trên bao bì, nhưng bạn cũng nên học cách đánh giá chỉ số cơ thể và theo dõi cân nặng của chú chó. Hãy kiểm tra thường xuyên, và nếu chú cún lên cân, bạn phải giảm bớt 5-10% lượng thức ăn.
Chihuahua có kích thước nhỏ, do đó ngay cả những mẩu thức ăn thừa hoặc phần thưởng cũng góp một lượng calo đáng kể vào chế độ ăn hàng ngày của chú cún, lâu dần có thể dẫn đến béo phì.
Việc cho chó ăn nhiều có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, chẳng hạn như xương phát triển bất thường, viêm khớp, bệnh ngoài da, bệnh tim, bệnh phổi, và tiểu đường.
Lượng thức ăn cho Chihuahua phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như độ tuổi, mức hoạt động và nhu cầu đặc biệt về sức khỏe. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn không chắc cần cho chú cún của mình ăn bao nhiêu là vừa.

Đừng cho Chihuahua ăn thức ăn của người, nhất là thức ăn thừa. Các loại thức ăn của người đặc biệt nên tránh cho Chihuahua ăn bao gồm: thịt muối (như thịt ba chỉ xông khói, thịt băm), các sản phẩm từ sữa, sô cô la, nho, hành.
Các sản phẩm từ sữa có thể khiến chó bị tiêu chảy.
Nho gây độc cho chó và có thể dẫn đến suy thận.
Hành cũng có thể gây tổn thương hồng cầu ở chó.
Sô cô la cũng là chất độc đối với chó và có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, tăng động và run rẩy.

Chihuahua không ăn được nhiều cùng một lúc vì dạ dày nhỏ. Bạn nên cho chó ăn nhiều lần mỗi ngày. Những chú chó Chihuahua cực nhỏ (dưới 1,5 kg) có thể cần được cho ăn 4 tiếng một lần.[9] Giống chó Chihuahua lớn hơn có thể ăn 2-3 lần mỗi ngày là đủ.
Số lần cho Chihuahua ăn sẽ tùy thuộc vào độ tuổi, mức hoạt động và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của chó.
Thử áp dụng các lịch cho ăn khác nhau để xác định lịch tốt nhất cho bạn và chú cún.
Thay vì cho chó ăn vào thời điểm chính xác mỗi ngày, bạn nên cho chúng ăn trong một khoảng thời gian chung chung. Như vậy chú cún của bạn sẽ không rối rít đòi hỏi khi đến giờ ăn.
Chờ 15-20 phút cho Chihuahua ăn, và không để những con khác đến gần trong suốt bữa ăn – đừng để chú cún của bạn cảm thấy phải bảo vệ thức ăn.

Chú cún của bạn có thể có một số dấu hiệu thể chất cho thấy có các vấn đề về dinh dưỡng. Một dấu hiệu rõ rệt là béo phì. Thay vì có thân hình lý tưởng (vòng eo rõ rệt, xương sườn hơi nổi lên và bụng săn chắc từ ngực đến gần hai chân sau), những chú chó Chihuahua béo phì có thân hình mũm mĩm.
Da dầu, da khô hoặc bong tróc là các dấu hiệu cho thấy có vấn đề liên quan đến chế độ ăn.
Nếu chó có bộ lông mờ xỉn hoặc mắt trông có vẻ lờ đờ, có lẽ nó bị thiếu dinh dưỡng.
Sự bất thường ở phân chó (tiêu chảy, phân cứng) có thể là các dấu hiệu cho thấy các vấn đề liên quan đến chế độ ăn.
Nếu nghi ngờ chú chó của mình mắc các vấn đề về dinh dưỡng, bạn hãy trao đổi với bác sĩ thú y về việc thay đổi chế độ ăn.
 

Nếu bạn thấy bài viết Cách chăm sóc dog Chihuahua P1 hay. Hãy like và share cho bạn bè hoặc những người quan tâm đến thú cưng biết đến bài viết này nhé!

Nguồn tham khảo: fa mi pet.vn

Cách để chải răng cho dog nhằm tránh bệnh về răng, nướu và tránh bị hôi miệng

Mọi người hãy cùng đón đọc Cách để chải răng cho dog nhằm tránh bệnh về răng, nướu và tránh bị hôi miệng được vatcung.com tổng hợp và tham khảo từ nhiều nguồn website thú cưng khác nhau. Mong rằng, “món ăn tin thần” của chúng tôi gửi đến bạn bổ ích.

Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn luôn hạnh phúc với vật cưng của mình.

Chải răng là một trong những bước quan trọng để chăm sóc toàn diện cho chú chó cưng của bạn. Để chó có một hơi thở luôn tươi mát, bạn nên thực hiện công việc này mỗi ngày. Hàm răng sạch sẽ đồng thời cũng giúp chú chó cưng của bạn tăng cường sức khỏe, luôn vui vẻ và kéo dài tuổi thọ. Mảng bám và cao răng không chỉ làm cho hơi thở bị hôi . Mà còn kèm theo nguy cơ làm hỏng răng. Nghiêm trọng hơn, mất vệ sinh răng miệng có thể dẫn đến nhiễm trùng gây đau đớn, tổn hại cho thận, tim, gan và đe dọa tính mạng của chó cưng. Bằng cách thường xuyên đánh răng, bạn sẽ giúp cải thiện chất lượng của cuộc sống cho chú chó của bạn.
1, Trước khi có thể đánh răng chúng ta cần chuẩn bị một số thứ sau
+ Trước hết bạn cần biết, thời điểm lý tưởng nhất để bắt đầu chải răng là khi chó còn là một chú cún con. Bạn có thể bắt đầu khi nó được khoảng 8 tuần tuổi.
Bắt đầu chải răng từ khi còn nhỏ sẽ giúp chú chó dễ quen thuộc với bàn chải và các thao tác chải răng hàng ngày.
Tuy nhiên việc đánh răng sớm sẽ không tạo ra nhiều khác biệt về sự sạch sẽ răng miệng của một chú chó. Vì chó sẽ chưa có đủ răng cho tới khi sáu tới bảy tháng tuổi.
+ Chọn thời điểm thích hợp để chải răng. Việc chải răng thành công đến đâu phụ thuộc phần lớn vào sự hợp tác của chú chó của bạn. Bạn nên chọn thời điểm khi nó đang thoải mái và thư giãn nhất.
Thời điểm tốt để làm việc này thường là sau khi chú chó vừa tập thể dục hoặc vui chơi xong, nó đang ở trong trạng thái mệt mỏi và sẽ không có sức để kháng cự lại bạn.
+ Chọn bàn chải răng tốt cho chó. Có rất nhiều loại bàn chải răng được thiết kế cho chó để cho bạn lựa chọn. Sản phẩm này luôn có bán sẵn tại các cửa hàng dụng cụ chăm sóc thú nuôi.
Bàn chải răng cho chó có lông mềm hơn bàn chải thường, được thiết kế để giúp bạn có thể chải vào những vị trí khó với tới trong miệng chó.
Việc lựa chọn bàn chải nên dựa vào kích cỡ chú chó của bạn. Một chú chó lớn sẽ cần một chiếc bàn chải cỡ lớn, và ngược lại, loại bàn chải nhỏ để phù hợp với cỡ miệng của chó nhỏ hơn.
Ngoài ra còn có loại bàn chải lồng vừa khít vào đầu ngón tay của bạn, giúp bạn chải răng chính xác hơn. Tuy nhiên, loại bàn chải này đi kèm nguy cơ chú chó sẽ vô tình cắn phải ngón tay của bạn khi đưa vào miệng chúng.
Không được sử dụng bàn chải đánh răng của người lớn để đánh răng chó. Bạn có thể dùng loại nhỏ và mềm dành cho trẻ em nếu cần thiết.
Những loại dụng cụ khác chỉ nên thử khi chú chó của bạn từ chối tất cả các loại bàn chải răng thông thường, bao gồm cả các loại băng và gạc xốp nha khoa.


+ Chọn kem đánh răng cho chó. Cũng giống bàn chải, có rất nhiều loại kem đánh răng tốt dành cho chó, vây nên tuyệt đối không dùng kem đánh răng cho người để chải răng cho chó.
Kem đánh răng của con người có chứa Fluor và vài thành phần khác có thể độc hại. Con người không nuốt kem khi đánh răng, nhưng nhiều chú chó thì có. Nuốt kem đánh răng của con người có thể gây nôn mửa và nguy cơ tổn thương thận.
Kem đánh răng cho chó có nhiều hương vị khác nhau giúp việc đánh răng trở nên dễ chịu hơn với chú chó của bạn.
Bạn có thể dùng thử nhiều mùi vị khác nhau để tìm ra loại thích hợp nhất cho cả bạn và chú chó thân yêu.
2, Tiến hành chải răng cho chó
+ Hãy làm cho chó cảm thấy thoải mái với việc tay của bạn ở trong miệng nó. Khi bắt đầu chải răng cho chó của mình, hãy chải thật từ từ, chậm rãi để chó quen với việc ngón tay của bạn đang ở trong và xung quanh miệng nó. Nên thường xuyên dùng ngón tay chạm vào vùng xung quanh miệng và mõm chó.
Công đoạn này có thể mất một thời gian để chú chó quen với việc tay bạn chạm vào miệng nó.
+ Hãy để chú chó liếm kem đánh răng trên ngón tay bạn. Bạn có thể bắt đầu công việc bằng cách để chú chó cưng liếm 1 lượng nhỏ kem đánh răng trên đầu ngón tay. Việc này sẽ giúp bạn biết được nó có thích loại kem này hay không, đồng thời cũng giúp nó làm quen với vị của kem và dễ dàng chấp nhận hơn khi kết hợp với bàn chải.
Sau khi chú chó đã nếm kem đánh răng, hãy bắt đầu nâng môi nó lên và chà ngón tay dọc theo răng và nướu. Đây cũng chính là thao tác khi bạn chải răng cho chó bằng bàn chải mà bạn sẽ sử dụng.
+ Cho chú chó cưng xem bàn chải. Tiếp theo, hãy cho chú chó của bạn xem chiếc bàn chải, để cho chó kiểm tra kĩ trước khi đặt bàn chải vào miệng nó.
Bạn cũng có thể cho chú chó liếm một chút kem đánh răng trên bàn chải và khen ngợi, cổ vũ nó vì hành động đó. Điều này sẽ khiến cho chú chó làm quen với chiếc bàn chải ở trong miệng mình.
+ Bắt đầu chải vài chiếc răng. Dù dùng bàn chải hay không, hãy bắt đầu bằng cách chải những chiếc răng dễ chạm tới nhất. Thường những chiếc răng nanh dài sẽ dễ chạm tới nhất.
Nhẹ nhàng nhấc môi trên, đặt bàn chải răng vào răng. Và từ từ chải qua lại.
Việc này sẽ giúp chú chó trải nghiệm cảm giác mới với chiếc bàn chải trên răng và nướu của chó, đồng thời giúp bạn kiểm tra phản ứng của nó.
Vài chú chó sẽ đồng ý với việc đánh răng, nhưng nếu chú chó phản ứng miễn cưỡng hoặc tỏ ra hung dữ , hãy cẩn thận. Tốt nhất bạn nên làm việc này khi xung quanh có bạn bè hoặc người thân có thể vuốt ve và giúp chú chó bình tĩnh.
Bạn nên sử dụng giọng nói nhẹ nhàng để giúp chú chó của mình giữ bình tĩnh trong suốt quá trình. Nếu chú chó vẫn tiếp tục kháng cự lại hoặc tỏ ra hung dữ, hãy để nó nghỉ ngơi và thử lại vào một ngày khác. Nếu phản ứng này tiếp tục kéo dài, hãy đến bác sĩ thú y hoặc người huấn luyện chó để xin lời khuyên.
Sau khi đánh thử vài chiếc răng, hãy khen ngợi và thưởng cho chú chó một món ăn và kết thúc phiên chải răng này.
+ Chải mặt ngoài của răng chó. Sau khi chú chó của bạn đã nếm thử kem đánh răng và được tiếp xúc với bàn chải, giờ là lúc để bắt đầu công việc. Hãy lấy một lượng nhỏ kem bôi lên bàn chải, chải thật chậm rãi và nhẹ nhàng ở những chiếc răng dễ chải như bước trên đã nói. Sau đó dần dần di chuyển dọc theo toàn bộ bề mặt ngoài của cả hàm răng trên và dưới.
Hãy tăng dần số lượng răng được chải sau mỗi lần, cho tới khi nào toàn bộ hàm răng của chó được làm sạch.
Cố gắng chải dọc theo viền nướu. Thao tác này giúp bạn chải sạch mà không cần quá cố gắng mở rộng miệng của chú chó.
Mỗi lượt chải răng chỉ nên kéo dài vài phút. Sẽ phải mất vài lần như vậy để chú chó của bạn làm quen với việc này.
Trong suốt quá trình, hãy khen ngợi chú chó của bạn với giọng nhẹ nhàng trong lúc chải răng.
+ Chải mặt trong của răng chó. Khi bạn đã có thể chải toàn bộ mặt ngoài răng trong một phiên chải, giờ là lúc để tiến vào chải mặt trong của răng.
Đặt một tay lên mõm chú chó, nâng môi trên lên và mở miệng nó ra. Nếu chú chó của bạn miễn cưỡng không chịu mở miệng, hãy nhẹ nhàng lách ngón tay vào trong và dùng một chút lực để giúp việc này dễ dàng hơn.
Khi đã mở được miệng chó, bắt đầu chải những chỗ dễ trước. Vẫn như mọi khi, chải những chỗ dễ trước và thật từ từ. Hãy di chuyển đến những điểm khó chải hơn khi chú chó đã quen với thao tác chải răng này.
Lưỡi của chó có tác dụng kiểm soát cao răng tích tụ dọc theo bề mặt trong của răng một cách tự nhiên. Dù vậy chải răng sẽ tạo ra một khác biệt lớn.
+ Hãy chải răng như một thói quen. Bạn càng chải răng cho chú chó của mình thường xuyên thì nó sẽ càng quen với việc này. Điều đó sẽ làm công việc này trở nên dễ dàng hơn rất nhiều theo thời gian.
Chải răng cho chó hàng ngày là tốt nhất. Việc này sẽ giúp ngăn ngừa bệnh nha chu, căn bệnh gây đau đớn và dễ nhiễm trùng gây hại tới sức khỏe của chó.
Nếu chú chó của bạn có răng bị lung lay, hoặc chảy máu chân răng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú ý trước khi bắt đầu chải răng cho chó.
Bắt đầu từ từ và cố biến việc chải răng thành thói quen hàng ngày. Nấu không thể chải răng hàng ngày, hãy chải răng cho chó thường xuyên nhất có thể để giúp nó luôn có hàm răng khỏe mạnh.
3, Với những chú chó bất hợp tác chúng ta có thể làm theo một số cách sau
+ Dùng một miếng vải. Chải răng với bàn chải và kem đánh răng là lý tưởng nhất. Nhưng nếu chú chó của bạn không chấp nhận việc chải răng thì bạn cũng có thể thử những cách khác. Trong trường hợp này bạn nên dùng một mảnh vải mềm và mỏng có bôi kem đánh răng lên trên và thử làm sạch răng cho chú chó của mình.
Bạn có thể sử dụng vớ cũ, khăn mặt cũ hoặc lấy một mẩu băng gạc sạch quấn quanh ngón tay của mình.
Sử dụng phương pháp này để “chải răng” giúp bạn chà sát, phân bố đều kem lên răng chó và làm giảm quá trình tích tụ các mảng bám trên răng.
+ Sử dụng đồ chơi nhai làm sạch răng. Đồ chơi để nhai không chỉ loại sạch mảng bám và cao răng, xoa bóp nướu mà còn có tác dụng giảm stress, tránh nhàm chán so với việc chải răng.
Bạn có thể cho chó của mình nhai đồ da sống, nylon, hoặc đồ chơi cao su. Nên hỏi ý kiến bác sĩ thú y của bạn trước để quyết định chính xác.
Cho chó của bạn nhai đồ chơi có thể là lựa chọn tốt để thay thế tạm cho việc đánh răng hàng ngày. Nhưng về lâu dài thì không nên.


+ Chọn những loại đồ ăn giúp giữ sạch răng. Cho chó của bạn ăn những loại đồ ăn khô thay vì thực phẩm đóng hộp sẽ giúp làm chậm quá trình tích tụ mảng bám trên răng.
Ngoài ra cũng có những loại thực phẩm đặc biệt giúp làm sạch răng cho chó, tuy nhiên nó cũng không thể thay thế được việc chải răng.
+ Sử dụng gel hoặc thuốc xịt làm sạch răng. Một phương pháp khác có thể thay thế cho việc chải răng hàng ngày đó là sử dụng chai xịt làm sạch răng. Loại dung dịch này có chứa những thành phần giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh và cao răng.
Trước khi sử dụng các sản phẩm này bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ thú y.
+Sử dụng dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp. Nếu chú chó cưng không đồng ý để cho bạn làm sạch răng của nó, hãy mang nó đến bác sỹ thú y và để họ chăm sóc nó cho bạn.
Hãy nhớ thường xuyên thảo luận với bác sĩ thú y về các vấn đề răng miệng của chú chó khi đến thăm khám.
 

Nếu bạn thấy bài viết Cách để chải răng cho dog nhằm tránh bệnh về răng, nướu và tránh bị hôi miệng hay. Hãy like và share cho bạn bè hoặc những người quan tâm đến thú cưng biết đến bài viết này nhé!

Nguồn tham khảo: fa mi pet.vn

Một số bệnh của vật cưng dễ nhận biết mà bạn có thể phòng và chữa tại nhà

Mọi người hãy cùng đón đọc Một số bệnh của vật cưng dễ nhận biết mà bạn có thể phòng và chữa tại nhà được vatcung.com tổng hợp và tham khảo từ nhiều nguồn website thú cưng khác nhau. Mong rằng, “món ăn tin thần” của chúng tôi gửi đến bạn bổ ích.

Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn luôn hạnh phúc với vật cưng của mình.

1. Bệnh hô hấp
Vào mùa đông nên mặc áo đẹp cho bé, vừa diện đẹp khi ra phố cũng như mặc cho ấm khi đêm lạnh, tránh được các bệnh về đường hô hấp.
Trường hợp phát hiện bé yêu bị ho nhẹ bạn có thể cho bé uống bổ phế, nước gừng hoặc siro là đủ; 
trường hợp nặng cần đưa bé đến các trung tâm thú y sớm nhất để chữa trị để tránh biến chứng.
2. Bệnh ngoài da
Những chú thú cưng không được tắm sạch sẽ là nguyên dân dễ gây bệnh cho các bé nhiều nhất.
Vì vậy bạn phải chú ý vệ sinh, tỉa lông và tắm nắng thường xuyên (nắng buổi sáng sớm) sẽ tránh được các bệnh về lông, nấm trắng ngoài da cho bé.
3. Bệnh tiêu chảy
Nếu phát hiện thú cưng bị tiêu chảy thì nên dừng ngay loại thức ăn bạn đang sử dụng.
Nên cho bé ăn các loại cháo loãng nấu với thịt gà, heo, bò…
Bổ sung thêm chút muối để tránh mất nước; có thể kết hợp cho bé uống các loại thuốc đặc trị tiêu chảy.
Tuyệt đối ko nên vội vàng mua thuốc về tiêm sẽ rất dễ làm bé bị mất sức. Khi thấy bé đỡ hơn có thể cho ăn đồ ăn bình thường.

Trên đây là một số bệnh thú cưng hay gặp mà chúng ta có thể dễ nhận biết, phòng ngừa và có thể xử lý tại nhà.
Ngoài ra bạn nên lưu ý cần tiêm phòng thú cưng của mình tại những cơ sở y tế uy tín.
Định kỳ tẩy giun cho thú cưng khoảng 3 tháng 1 lần.
Trong quá trình nuôi nếu phát hiện chó có các biểu hiện như nôn mửa liên tục, mệt, bỏ ăn cần đưa đến gặp bác sỹ thú y ngay để kịp thời điều trị.

Nếu bạn thấy bài viết Một số bệnh của vật cưng dễ nhận biết mà bạn có thể phòng và chữa tại nhà hay. Hãy like và share cho bạn bè hoặc những người quan tâm đến thú cưng biết đến bài viết này nhé!

Nguồn tham khảo: fa mi pet.vn

Chó lười ăn? nguyên nhân và phương pháp chữa trị

Mọi người hãy cùng đón đọc Chó lười ăn? nguyên nhân và phương pháp chữa trị được vatcung.com tổng hợp và tham khảo từ nhiều nguồn website thú cưng khác nhau. Mong rằng, “món ăn tin thần” của chúng tôi gửi đến bạn bổ ích.

Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn luôn hạnh phúc với vật cưng của mình.

Với những người nuôi chó, khi thấy chú chó cưng của mình đang vui vẻ khỏe mạnh bỗng 1 ngày chúng bỏ ăn hoặc không ăn uống gì nhiều là 1 điều hết sức lo lắng. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là do đâu? Làm thế nào để chữa trị cho chú chó cưng của bạn? Bài viết này sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.
Các nguyên nhân khiến chó bỏ ăn
Giờ ăn và chế độ ăn không hợp lí: Khi mới nhận cún về nuôi, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm nên dễ cho các em ăn uống một cách tùy tiện hay do bạn đã quá nuông chiều chú chó của mình, không có giờ giấc cụ thể dẫn đến tình trạng các em bị rối loạn, lâu dần dẫn đến biếng ăn, mệt mỏi, ủ rũ.
Thức ăn không hợp khẩu vị: Đây là nguyên nhân rất dễ gặp bởi vì chó là 1 loài động vật rất thông minh, chúng biết được thức ăn nào là thức ăn ngon, thức ăn nào không. Trong khi có quá nhiều loại thức ăn được bán trên thị trường và khi chủ nhân lỡ tay chọn nhầm một loại các em không thích, các em sẽ khó chịu dẫn đến bỏ ăn.
Bệnh lí: Đây là một nguyên nhân không mấy dễ chịu cho cả chủ lẫn cún cưng. Tuy nhiên, đây là một vấn đề rất bình thường trong cuộc sống ngày thường. Một số bệnh lí mà chú chó dễ mắc phải dẫn đến bỏ hoặc chán ăn như: Bệnh giun sán, bệnh răng miệng hoặc có thể bạn phải đưa chúng tới cơ sở thú y để xác định những bệnh khó phát hiện hơn.

ĐỀ PHÒNG TÌNH TRẠNG BIẾNG ĂN Ở CHÓ.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy ghi nhớ những điều sau để tránh cún cưng của bạn rơi vào tình trạng biếng ăn do tâm lý hoặc sinh hoạt.
Khi nhận nuôi, hãy bắt đầu ngay cho các em lịch ăn uống sinh họat có giờ giấc rõ ràng để các em thích nghi.
Hạn chế cho các em ăn vặt trong thời gian đầu.
Không cho các em ăn quá no, hoặc để lại đồ ăn thừa trong bữa ăn tránh các em ăn uống tùy ý.
Mỗi ngày nên cho các em ăn từ 1 – 2 bữa với khoảng thời gian cách xa nhau để các em có thể tiêu hóa vào các hoạt động trong ngày.
Tham khảo nhiều loại thức ăn cho chó và tìm ra loại phù hợp với cúng cưng của bạn. Việc này có thể mất thời gian đầu và tiền bạc, nhưng khi tìm ra được loại thức ăn phù hợp mọi thứ sẽ dễ dàng hơn cho bạn chăm sóc cún.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI CHÓ CHÁN ĂN
Tập cho các em giờ ăn cố định với một lượng thức ăn vừa phải, không để đồ ăn thừa và tùy tiện cho ăn để tránh các em ỷ lại, ăn uống tùy hứng, không chịu ăn hết bữa ăn của mình.
Tạo thói quen tốt cho chó bằng cách để 1 bữa ăn chỉ kéo dài trong khoảng 10-20p, nếu chó ăn quá thời gian trên, bạn hãy cất hết thức ăn đi. Làm như vậy sẽ giúp chó hiểu rằng, chúng chỉ được phép ăn trong thời gian đấy. Từ đó giúp tăng hiệu suất ăn uống.
Khi bạn đã trộn thức ăn với hạt, thì chỉ cần khoảng 4-5h đồng hồ sau đó là thức ăn đã ôi thiu rồi. Còn đối với thức ăn đã được chế biến thì để cả ngày cũng sẽ không đảm bảo vệ sinh. Do đó, bạn không nên tiếc thức ăn và để lại cho cún bữa sau ăn tiếp. Làm như vậy sẽ gấy ảnh hưởng tới sức khỏe của cún.
Với những chú chó từ 8 tháng tuổi, chúng có thể chỉ cần ăn một bữa/ngày, nhỏ hơn thì có thể cho ăn 1 ngày 2 bữa. Nên bạn không lo chúng bị đói nhé.
Cho chó ăn uống khoa học với các loại thức ăn tốt cho sức khỏe và hợp khẩu vị của các em. Đây là một cách trị chó biếng ăn dễ dàng, khi được ăn thức ăn yêu thích, giờ giấc hợp lí, các em sẽ có tâm lý thoải mái khi đến giờ ăn và hạn chế bỏ ăn, hay ăn không hết khẩu phần.
Bạn cũng không nên thay đổi đột ngột loại thức ăn của chó. Ví dụ như từ thức ăn ướt sang khô, hãng này sang hãng khác… Nếu bạn muốn thay đổi vì loại thức ăn của cún hiện tại không ngon và không đáp ứng đủ yêu cầu dinh dưỡng thì bạn hãy thay đổi từ từ. Cho từng chút 1 thức ăn mới vào khẩu phần ăn hàng ngày cho đến khi nào cún ăn được hoàn toàn thức ăn mới
Khi có biểu hiện chó ốm không chịu ăn, đừng tự chữa trị tại nhà mà hãy mang các em đến cơ sở thú y, tuân thủ đúng đơn thuốc bác sĩ thú y cho. Việc tự chữa trị tại nhà có thể khiếng tình trạng nặng hơn, khiến các em mệt mỏi.

Nếu bạn thấy bài viết Chó lười ăn? nguyên nhân và phương pháp chữa trị hay. Hãy like và share cho bạn bè hoặc những người quan tâm đến thú cưng biết đến bài viết này nhé!

Nguồn tham khảo: fa mi pet.vn

Một số lưu ý nhỏ, nhưng rất cần thiết để chăm sóc dog cat vào mùa đông

Mọi người hãy cùng đón đọc Một số lưu ý nhỏ, nhưng rất cần thiết để chăm sóc dog cat vào mùa đông được vatcung.com tổng hợp và tham khảo từ nhiều nguồn website thú cưng khác nhau. Mong rằng, “món ăn tin thần” của chúng tôi gửi đến bạn bổ ích.

Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn luôn hạnh phúc với vật cưng của mình.

Mùa đông đang vào thời điểm thấp nhiệt, và điều quan trọng là phải đảm bảo rằng những chú thú cưng của bạn được an toàn và ấm áp. Dưới đây là một số lời khuyên nhỏ để bạn có thể giữ cho những chú chó của mình khỏe mạnh vào cao điểm mùa đông và nhiệt độ giảm xuống thấp hơn.

1, Không bao giờ để con chó của bạn rời xa bạn khi đi dạo. Chó có thể giảm khả năng đánh hơi và dễ dàng bị lạc vào thời tiết lạnh. Rất nhiều chú chó bị lạc trong mùa đông nó nhiều hơn bất kỳ mùa nào khác trong năm, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn luôn theo sát chú chó của bạn và chúng luôn đeo thẻ ID (Pettag).
2, Nếu chú chó lớn của bạn phần lớn là ở bên ngoài, thì hãy cẩn thận trong những tháng lạnh cao điểm này. Hãy chắc chắn rằng chú chó của bạn có một chuồng chó cách nhiệt và không thấm nước và luôn để chúng không bị thiếu nước bằng các thiết bị cấp nước tự động. Không bao giờ để con chó của bạn ở bên ngoài trong những ngày đại hàn với thời tiết khắc nghiệt và trời mưa gió.
3, Không bao giờ cắt tỉa lông chú chó của bạn quá ngắn hoặc tới tận da vào mùa này, vì với một bộ lông dài hơn sẽ cung cấp nhiều ấm áp hơn. Nếu chú chó của bạn có lông dài, chỉ cần tỉa nó để giảm thiểu nước lạnh (tuyết, đá) và các tinh thể muối không thể dính vào lông dẫn đến có thể làm khô da và nhớ lưu ý cả lông giữa các ngón chân của chú chó.
4, Tắm cho thú cưng của bạn càng ít càng tốt trong thời gian lạnh. Tắm thường xuyên quá có thể làm loại bỏ tinh dầu và làm da khô thêm dẫn đến bong tróc. Nếu chú chó của bạn phải được tắm, nên tắm bằng các sữa tắm khô hoặc dùng nước hoa đỡ :).
5, Để giữ cho thú cưng của bạn thêm ấm áp, bạn nên trang bị cho chúng những chiếc áo ấm và những chiếc thảm nằm thật dầy dặn. Lưu ý, bạn cần giặt giũ thường xuyên, tránh tình trạng bẩn gây ghẻ lở và ve rận phát triển.
6, Thú cưng của bạn tiêu tốn nhiều năng lượng hơn vì chúng cố gắng giữ ấm vào mùa đông. Vì vậy để giúp thú cưng của bạn có đủ năng lượng trong những tháng thời tiết lạnh, bạn cần cung cấp lượng calo nhiều hơn và đảm bảo rằng thú cưng của bạn không bị thiếu nước để uống điều này giúp da thú cưng của bạn bớt khô.
7, Với những chú boss nhỏ, bạn nên hạn chế cho chúng ra ngoài vào những ngày đại hàn. Nếu bắt buộc phải cho ra ngoài, bạn nên cho chúng vào túi hoặc ba lô vận chuyển.

Trên đây là một số lưu ý nhỏ nhằm giúp cho chú chó của bạn khỏe mạnh vào mùa đông, mặc dù là những lưu ý nhỏ nhưng nó rất cần thiết để tránh những điều không hay cho thú cưng của bạn.
Tại #vatcung chúng tôi cung cấp tất cả những thứ mà thú cưng của bạn cần trong mùa đông. Đến ngay vatcung để sắm những thứ cần thiết cho thú cưng vào mùa đông nhé.

Nếu bạn thấy bài viết Một số lưu ý nhỏ, nhưng rất cần thiết để chăm sóc dog cat vào mùa đông hay. Hãy like và share cho bạn bè hoặc những người quan tâm đến thú cưng biết đến bài viết này nhé!

Nguồn tham khảo: fa mi pet.vn

3 loại sữa tắm khử mùi hôi cho dog các “sen” không thể bỏ qua

Mọi người hãy cùng đón đọc 3 loại sữa tắm khử mùi hôi cho dog các “sen” không thể bỏ qua được vatcung.com tổng hợp và tham khảo từ nhiều nguồn website thú cưng khác nhau. Mong rằng, “món ăn tin thần” của chúng tôi gửi đến bạn bổ ích.

Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn luôn hạnh phúc với vật cưng của mình.

Cún cưng “rau mùi” thì nên chọn sữa tắm nào? chăm sóc ra sao để cún luôn thơm tho và sạch sẽ? Đây chắc chắn là câu hỏi mà phần lớn những người nuôi thú cưng quan tâm. Chúng ta đang tìm một loại sữa tắm khử mùi hôi cho chó hiệu quả. Vậy thì còn chần chừ gì nữa cùng đến với những thông tin mà FamiPet chia sẻ ngay trong bài viết này. Với gợi ý 3 loại sữa tắm khử mùi hôi cho chó, chắc chắn các “sen” sẽ có cho mình một chọn lựa hợp lý nhất!

Chó bị hôi do rất nhiều nguyên nhân, có thể do bệnh lý hoặc do cách chăm sóc chưa đúng cách của chủ nhân. Trong trường hợp chó bị các bệnh về da lông bạn cần đưa cún đến bác sĩ thú ý. Tuy nhiên một số nguyên nhân như vệ sinh không đúng cách, sữa tắm không phù hợp,… Bạn cũng có thể cải thiện bằng cách chọn sữa tắm khử mùi hôi cho chó.

Cùng FamiPet “điểm mặt” 5 loại sữa tắm khử mùi hôi cho chó có chất lượng tốt và giá thành hợp lý nhé!

Dòng sữa tắm khử mùi hôi cho chó Joyce & Dolls Valley chứa công thức khử mùi hôi đặc biệt. Thành phần dưỡng chất Tego Irgasan giúp loại bỏ mùi hôi trên cơ thể cún cưng một cách mạnh mẽ. Bên cạnh đó còn có công thức ngăn chặn vi khuẩn gây mùi phát triển trên da tối ưu.

Sữa tắm cho chó Joyce & Dolls Valley

Với mùi hương thơm mát, dễ chịu sữa tắm trị hôi cho chó Joyce & Dolls Valley lưu hương thơm trên da và lông rất hiệu quả. Chắc chắn ngay sau lần sử dụng đầu tiên bạn sẽ không ngần ngại khi gần gũi với cún yêu vì “rau mùi” nữa.

Một dòng sữa tắm khử mùi hôi cho chó tiếp theo vẫn đến từ thương hiệu Joyce & Dolls.  Nhưng với phiên bản hương nước hoa chắc chắn khiến bạn khó kìm lòng. Hãng ra mắt cùng lúc 5 sản phẩm trong bộ sưu tập sữa tắm hương nước hoa cho cún cưng bao gồm:

Mỗi loại sữa tắm lại đem đến những mùi hương độc đáo và dễ chịu. 5 mùi hương thoải mái để bạn chọn lựa cho cún cưng. Khả năng lưu hương “miễn bàn” bởi đây được đánh giá là dòng sữa tắm lưu hương vượt trội, mùi hương lưu giữ từ 3 – 5 ngày. Đây chắc chắn là dòng sữa tắm khử mùi hôi “sen” nên ưu tiên chọn lựa.

Đây là dòng sữa tắm khử mùi hôi cho chó hiệu quả, bên cạnh đó còn giúp dưỡng da lông nhẹ nhàng. Sữa tắm trị hôi áp dụng công nghệ chăm sóc lông màu tiên tiến nhất. Chứa các yếu tố bảo vệ màu sắc tự nhiên. Bên cạnh đó, tác dụng làm sạch và bóng lông hiệu quả. Sữa tắm có mùi hương cực kì dễ chịu giúp lưu hương trên da và lông rất lâu. Bio Lovely Pet là dòng sữa tắm khử mùi hôi cho chó rất chất lượng bạn nên thử dùng cho cún.

Sữa tắm khử mùi hôi cho chó Bio Lovely Pet

Cách chăm sóc và vệ sinh cho cún không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân gây mùi hôi. Trong trường hợp này sữa tắm khử mùi hôi cho chó cũng không phát huy được tác dụng tối ưu của mình. Các “sen” cùng tham khảo qua cách tắm cho cún cưng chuẩn chỉnh để hạn chế rau mùi nhé!

Hi vọng vơi những gợi ý về sữa tắm khử mùi hôi cho chó cũng như cách tắm đã giúp các “sen” của chúng ta có giải pháp phù hợp cho cún cưng của mình. Nếu bạn có bất kì thắc mắc hay góp ý gì đừng ngần ngại comment ở phần bình luận bên dưới bài viết nhé!

Mời bạn ghé thăm Siêu thị cho thú cưng FamiPet tại 209 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.

Link facebook:https://www.facebook.com/vatcung.vn

HotLine: 0912 14 66 22

 

Nếu bạn thấy bài viết 3 loại sữa tắm khử mùi hôi cho dog các “sen” không thể bỏ qua hay. Hãy like và share cho bạn bè hoặc những người quan tâm đến thú cưng biết đến bài viết này nhé!

Nguồn tham khảo: fa mi pet.vn

Cách tắm cho dog vào mùa đông

Mọi người hãy cùng đón đọc Cách tắm cho dog vào mùa đông được vatcung.com tổng hợp và tham khảo từ nhiều nguồn website thú cưng khác nhau. Mong rằng, “món ăn tin thần” của chúng tôi gửi đến bạn bổ ích.

Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn luôn hạnh phúc với vật cưng của mình.

Mẹo giữ ấm cho thú cưng và thoải mái trong và sau khi tắm mùa đông.

Giữ cho chú chó của bạn sạch sẽ là điều quan trọng quanh năm, nhưng việc cho bạn đồng hành tắm trong những tháng lạnh, mùa đông đòi hỏi một vài biện pháp phòng ngừa đặc biệt.

Mặc dù bạn nên tránh tắm cho thú cưng của bạn quá thường xuyên trong những đợt lạnh, nhưng đôi khi vẫn cần cho chó tắm vào mùa đông. Nếu không vệ sinh tốt cho chú chó của bạn rất có thể chúng sẽ nhiễm một số bệnh ngoài da, hoặc các ký sinh như ve, rận.
Nhưng với nhiệt độ băng giá bên ngoài, bạn cần phải tăng cường nỗ lực để giữ ấm cho chú chó của mình khi tắm. Dưới đây là một vài lời khuyên có thể giúp đảm bảo sự thoải mái và an toàn cho thú cưng của bạn, cả trong và sau khi tắm vào mùa đông.

Trong khi bối cảnh của một phòng tắm mùa hè có thể bạn sẽ tắm cho chú chó cưng của mình ở bên ngoài và dưới vòi, thì tắm mùa đông cần được thực hiện trong nhà hoặc nơi kín gió. Trước khi tắm, hãy cân nhắc việc tăng nhiệt trong nhà và / hoặc đặt máy sưởi trong phòng tắm (đảm bảo nó tách khỏi sàn và cách xa nước).
Kiểm tra nhiệt độ trước khi cho chú chó của bạn vào bồn tắm. Hãy chắc chắn rằng nước ấm nhưng không quá nóng; bạn có thể đổ vào bồn với một ít nước ấm để cho thú cưng của bạn một nơi ấm áp để đứng.

Sử dụng dầu gội dưỡng ẩm. Theo các bác sĩ thú y kinh nghiệm thì bạn nên dùng một loại dầu gội dưỡng ẩm và / hoặc xả. Dầu gội dưỡng ẩm là tốt nhất trong những tháng mùa đông, vì đây là thời điểm thú cưng dễ bị khô, bong tróc da.
Tắm gội một cách nhanh chóng. Kẹp chú chó của bạn vào giữa 2 chân (hoặc tay nếu chó nhỏ) hoặc có thể dùng khăm tắm chùm lên để giảm tiếp xúc với không khí lạnh.
Rửa sạch sau khi bạn mát xa với dầu gội, hãy nhớ xả sạch, không để lại dấu vết của xà phòng.
Tham khảo một số loại sữa tắm cho chó tại FamiPet
Cân nhắc dùng dầu gội khô. Nếu thú cưng của bạn chỉ hôi, không bẩn, hãy cân nhắc sử dụng dầu gội khô. Bột gội và nước xịt không có nước có thể giúp loại bỏ mùi hôi và dầu, nhưng chúng có thể không phù hợp với công việc mang lại cho thú cưng của bạn làm sạch sâu.
Tham khảo một số loại sữa tắm khô cho chó tại FamiPet

Giữ ấm con chó mới sạch của bạn bằng cách lau khô nó ngay lập tức. Nếu bạn có một con chó lông dài, bạn có thể cần nhiều hơn một chiếc khăn và có thể là máy sấy thổi.
Nếu bạn sẽ sử dụng máy sấy thổi để làm khô con chó của bạn, hãy chắc chắn sử dụng nó ở mức thấp nhất có thể. Giữ nó cách xa lông thú cưng của bạn ít nhất 20cm để tránh làm cháy da chú chó của bạn.

Cuối cùng, giữ thú cưng của bạn bên trong cho đến khi chúng hoàn toàn khô ráo.

Nếu bạn thấy bài viết Cách tắm cho dog vào mùa đông hay. Hãy like và share cho bạn bè hoặc những người quan tâm đến thú cưng biết đến bài viết này nhé!

Nguồn tham khảo: fa mi pet.vn

Những lưu ý về việc chăm sóc răng miệng của cat

Mọi người hãy cùng đón đọc Những lưu ý về việc chăm sóc răng miệng của cat được vatcung.com tổng hợp và tham khảo từ nhiều nguồn website thú cưng khác nhau. Mong rằng, “món ăn tin thần” của chúng tôi gửi đến bạn bổ ích.

Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn luôn hạnh phúc với vật cưng của mình.

Khoảng 80% mèo từ độ tuổi thứ 3 trở đi đều mắc phải vấn đề răng miệng. Những vấn đề răng miệng như: răng, hơi thở và nướu thường là những nguyên nhân khiến chủ pet mang chúng đến bác sĩ thú y và đây cũng là những vấn đề quan trọng cần được chú ý.
Không giống như chúng ta, mèo không thể đánh răng hoặc tìm một vật thay thế phù hợp trong nhà để nhai xương và cỏ – cách giữ răng sạch sẽ khi chúng ra ngoài tự nhiên.
Dưới đây là một số lưu ý để chú mèo của bạn luôn sạch sẽ và thơm tho:

# 1 Hãy cảnh giác
Mùi cá nhẹ đó gọi là “hơi thở mèo” được coi là bình thường. Nhưng nếu con mèo của bạn có hơi thở hôi, đây là một dấu hiệu cho thấy nó có vấn đề về răng miệng. Nếu không được điều trị, hơi thở của mèo sẽ trở nên tồi tệ hơn. Cũng giống như con người, khi một chú mèo của bạn bị hôi miệng và chảy nước dãi, nguyên nhân thường liên quan đến bệnh nướu hoặc sâu răng.

# 2 Kiểm tra răng miệng hàng năm
Thật không may, kiểm tra nha khoa là điều mà hầu hết mọi người không nghĩ đến và không cho mèo đến khám nha khoa hàng năm tại các cơ sở thú y. Nhưng giống như mọi người, mèo cũng bị các vấn đề về răng mà nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

# 3 Hãy cẩn thận trong quá trình kiểm tra
Điều quan trọng là phải cho bác sĩ thú y của bạn biết nếu con mèo của bạn bị hôi miệng hoặc chảy máu từ miệng (thường thấy rõ sau khi ăn thức ăn khô). Nướu chảy máu thỉnh thoảng không có gì đáng báo động, nhưng nếu con mèo của bạn có sự kết hợp giữa chảy máu nướu và hôi miệng và những triệu chứng này đi kèm với chảy nước dãi, thì có khả năng nó cần được làm sạch răng miệng một cách cẩn thận hoặc thậm chí là nhổ răng nếu răng bị hư hại.
Yêu cầu bác sĩ thú y kiểm tra kỹ răng, nướu, hơi thở của mèo và xem nướu có dễ bị chảy máu, sưng hoặc đỏ không.

# 4 Thiết lập thói quen vệ sinh
Không quá khó để làm cho mèo quen với việc làm sạch răng của chúng. Tuy nhiên, mèo trưởng thành thường có sức đề kháng cao hơn, vì vậy, nên bắt đầu từ khi mèo còn nhỏ. Theo các chuyên gia khuyên thì mèo nên sử dụng gạc cùng với kem đánh răng dành riêng cho mèo. Bạn cũng có thể thử nhúng ngón tay vào nước cá ngừ trước khi chà xát nó vào nướu của mèo để làm cho mèo dễ chịu hơn.

# 5 Tìm hiểu cách chải răng mèo
Tin hay không, bạn có thể đánh răng cho mèo. Kem đánh răng được thiết kế đặc biệt cho mèo có sẵn trong các hương vị mà chúng sẽ thích. Đừng cố gắng đánh răng của con mèo của bạn với kem đánh răng của người; nếu kem đánh răng có fluoride có thể làm cho con mèo của bạn bị bệnh nặng. Khi mèo đã quen với kem đánh răng và việc đánh răng, bạn có thể ôm mèo từ phía sau, cầm và nhấc môi lên để làm sạch răng bằng ngón tay phủ gạc hoặc bàn chải đánh răng.

# 6 Kích thích nướu
Sâu răng thường bắt đầu với nướu bị kích thích hoặc bị viêm, do đó bạn có thể duy trì sức khỏe răng miệng của mèo bằng cách xoa bóp nướu khi có thể. Điều này không chỉ giúp tăng tốc độ chữa lành, nó sẽ củng cố nướu để mèo của bạn sẽ ít gặp phải các vấn đề về nướu hơn nữa.

# 7 Ăn ngon
Chế độ ăn uống là một yếu tố quan trọng khác trong việc duy trì răng mèo của bạn để có sức khỏe tốt. Cho mèo của bạn ăn kết hợp thức ăn ướt và khô và thay đổi các loại thịt. Ngoài cá, bạn cũng có thể cho mèo ăn thịt bò và gà.

# 8 Cung cấp xương cho mèo để nhai
Mèo là động vật ăn thịt, vì vậy một phần của chế độ ăn uống tự nhiên của chúng bao gồm xương cứng. Xương sẽ giúp đánh bật cao răng và giúp giữ cho răng và nướu khỏe mạnh. Vì hầu hết những con mèo trong nhà thường không được sử dụng các thức ăn là xương, một số bác sĩ thú y khuyên chúng như một cách điều trị.

# 9 Đừng đợi đến khi quá muộn
Sâu răng và bệnh nướu răng có liên quan đến tim, thận và các bệnh mãn tính nghiêm trọng khác. Đừng đợi cho đến khi con mèo của bạn có dấu hiệu đau đớn quá mới đi kiểm tra răng. Nhiều con mèo không có dấu hiệu khó chịu rõ ràng cho đến khi chúng bị đau đáng kể. Chăm sóc, phòng ngừa, kiểm tra hàng năm và có chế độ ăn uống tốt có thể đảm bảo rằng con mèo của bạn luôn vui vẻ và khỏe mạnh.

Nếu bạn thấy bài viết Những lưu ý về việc chăm sóc răng miệng của cat hay. Hãy like và share cho bạn bè hoặc những người quan tâm đến thú cưng biết đến bài viết này nhé!

Nguồn tham khảo: fa mi pet.vn

Kinh nghiệm chăm sóc cat cho người mới nuôi P3 (Chăm sóc sức khỏe cho cat)

Mọi người hãy cùng đón đọc Kinh nghiệm chăm sóc cat cho người mới nuôi P3 (Chăm sóc sức khỏe cho cat) được vatcung.com tổng hợp và tham khảo từ nhiều nguồn website thú cưng khác nhau. Mong rằng, “món ăn tin thần” của chúng tôi gửi đến bạn bổ ích.

Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn luôn hạnh phúc với vật cưng của mình.

Duy trì tình trạng sức khỏe tốt khi chăm sóc mèo
Chăm sóc mèo không đơn thuần chỉ là chế độ dinh dưỡng thông thường hàng ngày.
Mà bên cạnh đó, việc duy trì tình trạng sức khỏe tốt cũng là một trong những yếu tố giúp mèo kéo dài tuổi thọ.
Và hơn nữa, công việc này nằm hoàn toàn trong khả năng thực hiện của bạn.
Bởi lẽ việc đưa mèo đi kiểm tra sức khỏe tổng thể định kỳ, hay chải lông, tắm vệ sinh cho mèo là không quá khó khăn.
Chi tiết như sau:
1, Đưa mèo đi khám sức khỏe tổng thể định kỳ hàng năm
Cũng giống như một thành viên trong gia đình, mèo cần được kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Điều này giúp chúng duy trì thể trạng khỏe mạnh tối ưu. Theo các chuyên gia đầu ngành thú y, mèo cần được khám định kỳ ít nhất 2 lần mỗi năm.
Kiểm tra sức khỏe toàn diện định kỳ về:
– Tai – mũi – họng
– Răng – hàm – mặt
– Đo chỉ số sinh tồn
– Bệnh da liễu như: viêm da, nấm, ghẻ, kí sinh trùng
– Tiêm chủng tăng cường, tẩy giun, diệt bọ chét
– Test những bệnh nguy hiểm thường gặp ở mèo như: Giảm bạch cầu ở mèo (FPV), sán lá, suy thận…

Các bác sĩ thú y sẽ sẵn lòng tư vấn giúp bạn về chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Nếu bạn đang quan tâm hoặc băn khoăn về biểu hiện lạ, vấn đề sức khỏe cũng như hành vi của chú mèo nhà mình, bạn nên đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y sớm hoặc liên hệ dịch vụ khám chữa thú y tại nhà để nhận được lời khuyên kịp thời và tốt nhất.

2, Một số kiến thức khác khi tự chăm sóc mèo tại nhà
Tập tính dùng hai chân trước chải lông của mèo cũng là một cách khiến bộ lông của chúng trở nên ưa nhìn hơn.
Tuy vậy, bạn vẫn nên hỗ trợ chúng chải bộ lông thường xuyên, ít nhất 1 lần mỗi tuần.
Bên cạnh đó, tắm vệ sinh cho mèo cũng là một hành động chăm sóc mèo được khuyến khích.
Lợi ích vô cùng đáng ngạc nhiên từ việc chải lông, tắm vệ sinh cho mèo bạn đã biết?

– Bộ lông thơm hương óng mượt, tạo cảm giác sạch sẽ thoải mái hơn cho mèo
– Giảm tình trạng lông bết, rối và rụng lông trong nhà
– Kiểm soát được tình trạng da mèo: cục u, bướu, nốt mẩn đỏ, bọ chét, kí sinh trùng, ghẻ
– Hạ thân nhiệt cho mèo những ngày nắng nóng, oi bức
– Tắm bằng nước ấm, sử dụng khăn bông lau khô và sấy khô kỹ lông cho mèo
3, Thêm một số kiến thức chăm sóc mèo mà bạn cần lưu ý:
– Hệ tiêu hóa của mèo khó thích nghi với chất ngọt từ đường và sữa. Tránh cho mèo ăn những chất này khi mèo còn nhỏ hoặc đang bị yếu.
– Nên cho mèo phơi nắng hàng ngày thường vào trước 10 giờ sáng
– Sử dụng nước muối sinh lý để tra mắt và nhỏ mũi để phòng bệnh viêm mắt, viêm mũi
– Vệ sinh tai bằng tăm bông trẻ em thường xuyên
– Để tránh mèo đi chơi lang thang nhiều, tuyệt đối không cho mèo dưới 6 tháng tuổi đi ra ngoài đường chơi
Một chú mèo tinh nghịch, khỏe khoắn đương nhiên sẽ đáng yêu hơn một chú mèo ủ rũ, ốm yếu đúng không nào? FamiPet hy vọng rằng, với những thông tin chia sẻ hữu ích từ bài viết trên đây sẽ là nguồn kinh nghiệm vàng trong chăm sóc mèo cho tất cả những bạn mới nhận nuôi mèo.

Nếu bạn thấy bài viết Kinh nghiệm chăm sóc cat cho người mới nuôi P3 (Chăm sóc sức khỏe cho cat) hay. Hãy like và share cho bạn bè hoặc những người quan tâm đến thú cưng biết đến bài viết này nhé!

Nguồn tham khảo: fa mi pet.vn

Kinh nghiệm chăm sóc cat cho người mới nuôi P2 (Huấn luyện cat)

Mọi người hãy cùng đón đọc Kinh nghiệm chăm sóc cat cho người mới nuôi P2 (Huấn luyện cat) được vatcung.com tổng hợp và tham khảo từ nhiều nguồn website thú cưng khác nhau. Mong rằng, “món ăn tin thần” của chúng tôi gửi đến bạn bổ ích.

Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn luôn hạnh phúc với vật cưng của mình.

Huấn luyện mèo tạo một số thói quen sinh hoạt tốt:
Bài trước chúng ta đã tìm hiểu cách chăm sóc từ chế độ ăn uống tới tắm rửa. Bài này chúng ta sẽ xem xét về một số thói quen cần huấn luyện của mèo.
Như bạn đã biết một chú mèo có một số thói quen mà bạn cần lưu ý để huấn luyện cho tốt nhằm tránh tình trạng dở khóc dở cười như:
1, Đi vệ sinh đúng chỗ
Để mèo ngoan ngoãn nghe lời và biết đi vệ sinh đúng chỗ, bạn cần chuẩn bị:
– Tạo một khu vệ sinh cố định cho mèo
– Đảm bảo nơi đó yên tĩnh, không bị ảnh hưởng bởi con người, âm thanh lớn và loài chó
– Thường xuyên dọn sạch khu vệ sinh hàng ngày hoặc hàng tuần
– Có thể sử dụng khay vệ sinh hoặc chậu cát
– Tránh sử dụng hoặc thay đổi đột ngột mùi hương quá nồng nơi mèo đi vệ sinh
– Nên khử mùi chỗ đi vệ sinh bậy của mèo bằng xăng hoặc dầu hôi. Sau đó đưa mèo vào đúng chỗ bạn muốn chúng đi vệ sinh, khoảng 2-3 lần như vậy sẽ dần tạo thói quen cho mèo.
– Việc chăm sóc mèo sẽ nhàn hơn nhờ tính kỷ luật trong thói quen sinh hoạt bạn tạo cho chúng.
Khay vệ sinh cho mèo
2, Cào móng
– Mèo con thường hay cào xước đồ nội thất và những tấm thảm. Đó là bản năng tự nhiên của loài mèo bởi chúng đang học cách “mài giũa” móng vuốt của mình như một dạng để tự vệ cho bản thân.
– May mắn là, nếu bạn chuẩn bị một khu vực riêng để chúng thoải mái mài móng, chúng sẽ không hứng thú với việc cào móng của mình vào nội thất hoặc rèm thảm của bạn nữa.
– Bạn hãy mua hoặc tự dựng một cái giá cứng rắn và bên ngoài nên cuốn những sợi thừng làm từ cây xiđan thì tốt hơn là trải thảm.
– Hướng dẫn mèo cưng của bạn cách cào móng trên đó và nếu bạn thấy chúng tiếp tục mài móng ở những vị trí không được phép, hãy nhẹ nhàng đặt nó vào khu vực bạn đã bố trí, chuẩn bị.
– Mèo con sẽ nhanh chóng hiểu được yêu cầu của bạn. Đừng quên khen mèo ngoan khi chúng biết tuân theo đúng chỉ dẫn của bạn.
Cào móng cho mèo
3, Vệ sinh răng miệng cho mèo
Mèo thường hay gặp một số bệnh về răng miệng như cao răng, hôi miệng, răng yếu, lỏng lẻo,… Vì vậy chúng ta cũng phải tập cho mèo thói quen chải răng. Dưới đây là cách chải răng để phòng tránh tốt nhất bệnh về răng miệng cho mèo:
– Chải răng cho mèo hàng ngày bằng bàn chải và kem đánh răng chuyên dùng của mèo
– Nên cho mèo nếm trước hương vị của kem đánh răng
– Việc chải răng cho mèo kéo dài không quá 30 giây
– Liên tục kiểm tra mảng bám tích tụ trên bề mặt răng, khu vực khó vệ sinh trong khoang miệng
– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp mèo ngăn ngừa các bệnh trong khoang miệng và nâng cao tuổi thọ.
Kem đánh răng cho mèo
4, Giấc ngủ
– Nếu đã từng chăm sóc trẻ con, bạn chắc chắn biết rõ việc phải thức dậy lúc 2 giờ sáng là điều không thể tránh khỏi, nhưng đó cũng chẳng phải chuyện gì vui vẻ.
– Mèo con là những sinh vật với năng lượng dường như vô tận (gấp 2 lần so với mèo trưởng thành) và chúng dường như chẳng thể ngủ liên tục 8 tiếng mỗi đêm theo thời gian biểu của bạn.
– Mặc dù, bạn có thể muốn để mèo cưng bé nhỏ của mình ngủ trong phòng mình, nhưng chúng sẽ lớn dần lên, nghịch ngơm hơn, và bạn có thể sẽ thấy hối tiếc về việc đó.
Trong vấn đề này, bạn có hai lựa chọn:
– Ngay từ đầu, hãy tập cho mèo con ngủ ngoan trong ổ của mình tại một phòng khác trong nhà. Chỉ cần bạn đảm bảo thùng vệ sinh được đặt ở nơi thuận tiện để mèo con dễ ra vào.
– Chuẩn bị sẵn tinh thần để quen với việc chơi đùa cùng mèo cưng trước khi đi ngủ. Việc này có thể sẽ làm giảm “nỗi kinh hoàng giữa đêm” với việc mèo con chạy nhảy tung tăng qua mặt bạn vào lúc 3 giờ sáng, nhưng không thực sự chắc chắn hiệu quả.
Nếu tình trạng đó vẫn tiếp diễn, bạn có thể sẽ muốn tìm cho mèo con một bạn cùng chơi hoặc lựa chọn phương án 1.
5, Huấn luyện thời gian ăn uống
– Bạn cũng nên huấn luyện cho mèo ăn với những thời điểm cố định, và trong một thời gian nhất định. Như vậy mèo sẽ không bị ăn phải thức ăn thừa và cũng tránh tình trạng lười ăn của mèo.

Thức ăn khô cho mèo

Nếu bạn thấy bài viết Kinh nghiệm chăm sóc cat cho người mới nuôi P2 (Huấn luyện cat) hay. Hãy like và share cho bạn bè hoặc những người quan tâm đến thú cưng biết đến bài viết này nhé!

Nguồn tham khảo: fa mi pet.vn