Thằn lằn Tegu (Danh pháp khoa học: Tupinambis) hay còn gọi là quái vật béo bệu – loài thú cưng có xuất xứ từ Nam Mỹ và thường được nuôi làm thú cưng thư một một thú nuôi độc lạ, thể hiện đẳng cấp của người chơi.
Thằn lằn Tegu. Nguồn: Pinterest
Chúng có ngoại hình trông khá nặng nề với chiều dài có thể lên tới 1,5 m và cân nặng là 10 kg, tuy vậy trái với vẻ ngoài chậm chạp thì thằn lằn Tegu lại cực kỳ nhanh nhẹn và hung tợn, có thể tấn công mà không hề sợ hãi bất cứ đối thủ nào – kể cả con người.
Vật cưng Tegu
Thằn lằn Tegu từng rơi vào nghi vấn là một sinh vật kỳ dị với hình dáng ma quái, chưa từng được khoa học biết đến đã xuất hiện ở hồ Thetis, Canada. Loài này đã xuất hiện ở Việt Nam và trở thành một vật nuôi được nhiều bạn trẻ ưa thích nhưng chỉ những dân chơi thứ thiệt mới nuôi nổi con con vật này do chúng có giá lên tới cả chục triệu đồng và bởi sự hung dữ vô cùng nguy hiểm. Kích thước to lớn của tegu sẽ khiến việc chăm sóc vất vả, tốn kém hơn nhiều so với các loài động vật nhỏ, và cũng đòi hỏi một khoảng không gian rộng lớn hơn để nuôi.
Là những kẻ bỏ trốn rất giỏi. Nếu không được trông nom cẩn thận, chúng có thể trèo ra khỏi nhà bất cứ lúc nào. Tự tay cho tegu ăn là điều khá nguy hiểm, vì nó có thể không phân biệt nổi đâu là thức ăn, đâu là tay của chủ. Tegu hoàn toàn được thuần hóa là điều khá kỳ công những con Tegu chưa thuần hoàn toàn sẽ vùng vằng khi bị bế, thậm chí có thể cắn vào tay chủ khi được vuốt ve.
Mọi người hãy cùng đón đọc Giới thiệu thức ăn cho mèo tại #vatcung được vatcung.com tổng hợp và tham khảo từ nhiều nguồn website thú cưng khác nhau. Mong rằng, “món ăn tin thần” của chúng tôi gửi đến bạn bổ ích.
Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn luôn hạnh phúc với vật cưng của mình.
Nếu bạn thấy bài viết Giới thiệu thức ăn cho mèo tại #vatcung hay. Hãy like và share cho bạn bè hoặc những người quan tâm đến thú cưng biết đến bài viết này nhé!
Mọi người hãy cùng đón đọc Cách cai sữa cho mèo con được vatcung.com tổng hợp và tham khảo từ nhiều nguồn website thú cưng khác nhau. Mong rằng, “món ăn tin thần” của chúng tôi gửi đến bạn bổ ích.
Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn luôn hạnh phúc với vật cưng của mình.
Trong một số trường hợp bạn nhận nuôi một chú mèo hoặc có thể chúng sống cùng mẹ, chúng đều phải cai sữa đúng cách nhằm giúp mèo con phát triển một cách tốt nhất.
Nếu bạn nhận nuôi thì tốt nhất là sau khoảng 4-6 tuần tuổi thì hãy tách chúng khỏi mẹ. Lúc này quá trình cai sữa tự nhiên cũng diễn ra ở mèo mẹ và mèo con.
Khi đó bạn cần chuẩn bị chất dinh dưỡng đầy đủ, nhằm cung cấp đủ chất cho mèo con phát triển một cách bình thường.
Chuẩn bị một số phụ kiện sau:
+ Bát ăn và bát uống nhỏ, có thể giúp mèo dễ dàng tiếp cận thức ăn, nước uống.
+ Sữa dành riêng cho mèo (Không nên sử dụng sữa bò hoặc các loại sữa ta hay dùng).
+ Một số loại hạt khô cho mèo sơ sinh, nhớ chọn loại chất lượng tốt nhằm cung cấp đủ dinh dưỡng cho mèo có bán ngay tại #vatcung.
Cách thức thực hiện:
+ Lúc mới cai sữa, mèo vẫn cần uống sữa công thức cho mèo nhằm giúp mèo quên đi sữa mẹ và làm quen với sữa công thức. Bạn có thể nhỏ từng giọt sữa vào miệng mèo bằng ống nhỏ.
Tôi thì thường cho sữa vào đầu ngón tay để cho mèo liếm, rất thú vị các bạn ạ.
+ Khi mèo đã quen với sữa công thức, lúc này chúng ta có thể học cho mèo dùng bát (Bạn cần kiên nhẫn ở giai đoạn này, vì mèo mới đầu không nhận biết được sữa trong bát vì vậy chúng có thế nghịch mà không ăn), bạn có thể đổ sữa vào bát, rồi chỉ cho chúng sữa ở trong bát bằng cách chấm đầu ngón tay bạn vào bát sữa rồi cho chúng liếm. Nếu được bạn có thể cho chúng xem mèo mẹ hoặc những chú mèo khác ăn sữa trong bát.
+ Khi mèo đã quen với thức ăn trong bát, chúng ta có thể chuyển dần thức ăn cho mèo sang cháo hoặc thức ăn ướt có bán sẵn tại #vatcung.
+ Cuối cùng khi mèo khoảng 8-10 tuần tuổi bạn có thể cho ăn một số hạt first age có bán tại #vatcung. Bạn có thể chộn kèm một ít sữa, hoặc ngâm cho chúng mềm trước khi cho mèo ăn. Nó giúp mèo dễ ăn và dễ tiêu hóa hơn.
Nếu bạn thấy bài viết Cách cai sữa cho mèo con hay. Hãy like và share cho bạn bè hoặc những người quan tâm đến thú cưng biết đến bài viết này nhé!
Mọi người hãy cùng đón đọc Giới thiệu thức ăn cho chó tại #vatcung được vatcung.com tổng hợp và tham khảo từ nhiều nguồn website thú cưng khác nhau. Mong rằng, “món ăn tin thần” của chúng tôi gửi đến bạn bổ ích.
Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn luôn hạnh phúc với vật cưng của mình.
Nếu bạn thấy bài viết Giới thiệu thức ăn cho chó tại #vatcung hay. Hãy like và share cho bạn bè hoặc những người quan tâm đến thú cưng biết đến bài viết này nhé!
Mọi người hãy cùng đón đọc Nguyên nhân chó bị nôn và cách xử lý được vatcung.com tổng hợp và tham khảo từ nhiều nguồn website thú cưng khác nhau. Mong rằng, “món ăn tin thần” của chúng tôi gửi đến bạn bổ ích.
Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn luôn hạnh phúc với vật cưng của mình.
Thời gian gần đây nhiều bạn inbox cho FamiPet hỏi về vấn đề chó bị nôn ói. Hôm nay FamiPet xin chia sẻ cho các bạn một số nguyên nhân cũng như hướng xử lý khi chú chó cưng của bạn bị nôn ói.
1, Xác định nguyên nhân gây nôn ói.
– Trước hết bạn cần xác định xem nguyên nhân nôn ói của chó là gì. Trước hết là bằng mắt, bạn quan sát xem chú chó cưng của mình nôn ra những gì? Có thức ăn hoặc vật gì lạ mà chó ăn phải không như nilon, mảnh nhựa hay thậm chí khúc xương lớn? Nếu có thì do chó ăn phải vật là gây nôn ói thông thường thôi.
– Xác định xem thức ăn chó nôn ra đã tiêu hóa hay chưa? Vì có thể chó bị vấn đề về tiêu hóa mà nôn ra thức ăn “sống”.
Ngoài những nguyên nhân dễ xác định, thì có thể còn nhiều nguyên nhân khác như: Giun sán, táo bón nặng, suy thận cấp tính, sSuy gan cấp tính, viêm đại tràng, bệnh Parvo (viêm ruột-dạ dày), viêm túi mật, viêm tụy, phản ứng thuốc và có thể là cả ung thư.
2, Phương hướng xử lý khi chó bị nôn ói.
– Nếu chó ăn phải vật thể lạ hoặc chỉ bị rối loạn tiêu hóa nhẹ và nôn chỉ một lần. Sau đó vẫn ăn uống bình thường thì không đáng lo ngại.
– Nhưng bạn cần lưu ý một số trường hợp sau để cần thiết phải cho chú chó của mình đi thú y nhé:
+ Nôn nhiều lần, trướng bụng và chảy nhãi.
+ Nôn khan, nôn nhiều lần và có vẻ đuối sức.
+ Nôn có máu trong bãi nôn.
Đây là một số trường hợp nghiêm trọng có thể xảy ra cho chó chó của bạn, thậm chí có thể lấy đi tính mạng chú chó của bạn. Vì vậy bạn cần đưa đi thú y ngay, bạn nhớ chụp lại ảnh bãi nôn và ghi chép những thứ mà chó đã ăn để bác sĩ thú y có thêm những chuẩn đoán chính xác tình trạng của chú chó.
3, Chăm sóc chó khi bị nôn ói.
– Khi nôn thường chó sẽ bị mất nước (Một số biểu hiện mất nước như: khô miệng, khô nướu, khô mũi, da mất đàn hồi, mắt khô và trũng lại, mệt mỏi…) khi đó bạn cần bổ sung nước cho chó thậm chí cần pha cả chất điện giải cho chó uống. Lưu ý với những chú chó không chịu uống nước bạn có thể cho chúng liếm những viên đá lạnh hoặc dùng khăn ướt lau nướu cho chó. Cứ cách 1h bạn cần bổ sung nước cho chó theo tỷ lệ 1 thìa cà phê nước/0,5 kg.
– Khi chó bị nôn thì tránh cho chó ăn ngay sau khi nôn, cho dù chó đói bạn cũng không nên cho ăn bởi vì nó có thể làm cho chó càng nôn nhiều hơn. Theo khuyến cáo của các bác sĩ thú y thì nên cho chó ăn sau 12h sau khi nôn.
– Sau 12h bạn có thể bắt đầu cho chó ăn một ít thức ăn ít béo vã dễ tiêu như thịt nạc, thịt gà, cơm nấu chín… Rồi theo dõi phản ứng của chó, nếu không nôn sau một vài giờ bạn có thể cho chó ăn tiếp. Nếu chó vẫn nôn, bạn cần cho chó đi bác sĩ thú y.
Nếu bạn thấy bài viết Nguyên nhân chó bị nôn và cách xử lý hay. Hãy like và share cho bạn bè hoặc những người quan tâm đến thú cưng biết đến bài viết này nhé!
Mọi người hãy cùng đón đọc Chăm sóc cat mang thai không khó như bạn nghĩ! được vatcung.com tổng hợp và tham khảo từ nhiều nguồn website thú cưng khác nhau. Mong rằng, “món ăn tin thần” của chúng tôi gửi đến bạn bổ ích.
Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn luôn hạnh phúc với vật cưng của mình.
Khi biết chú mèo của mình sắp đẻ một lứa mèo con thì hẳn bạn rất hạnh phúc phải không nào! Đi kèm với sự hạnh phúc này cũng là trách nhiệm chăm sóc mèo mang thai đó. Để chú mèo có thể đẻ ra lứa mèo khoẻ mạnh thì chăm sóc các “boss” phải rất chu đáo và cẩn thận. Nhiều “sen” còn khá mơ hồ không biết chăm sóc mèo mang thai thế nào cho chuẩn. Hãy cùng vatcung tìm hiểu ngay tại đây nhé!
Nhiều người vẫn xem nhẹ việc chăm sóc mèo mang thai và nghĩ rằng chúng sẽ tự lo được cho bản thân. Điều này hơi “thiếu trách nhiệm” đó! Mèo đang mang thai cơ thể không khoẻ mạnh như trước nữa. Các bé sẽ rất cần sự chăm sóc của chủ nhân.
Việc chăm sóc mèo chu đáo trong giai đoạn này không chỉ là để giúp mèo mẹ khoẻ mạnh. Mà điều này còn khiến lứa mèo con cũng có nền tảng sức khoẻ vững chắc. Chính vì thế, bạn rất cần nắm vững những phương pháp trong chăm sóc mèo mang thai.
Việc đầu tiên cần chú ý khi chăm sóc mèo mang thai chính là sắp xếp khẩu phần ăn uống đủ chất và khoa học cho mèo. Nên lựa chọn những loại thức ăn đầy đủ dinh dưỡng giúp mèo giữ sức khoẻ để nuôi cả mèo con. Bạn có thể chọn những loại thức ăn cho mèo mang thai. Sản phẩm này chắc chắn có thành phần giúp mèo mẹ có đủ chất nhất.
Trong giai đoạn mang thai, mèo mẹ thường ăn nhiều hơn bình thường. Bạn nên tăng lượng thức ăn cho mèo mẹ để có thể bổ sung đầy đủ nhu cầu của mèo mẹ và các bé mèo con sắp chào đời.
Chế độ ăn uống rất cần chú ý khi chăm sóc mèo mang thai
Vào cuối thai kỳ, bạn cần tăng lượng calo tiêu thụ cho mèo. Đến giai đoạn cuối thai kỳ, mèo ăn nhiều hơn nữa và sẽ tăng cân. Vì thế, bạn nên tăng lượng thức ăn lên cho các “boss” nhé.
Các “sen” cũng lưu ý khi chăm sóc mèo mang thai cũng không được cho ăn quá no. Đúng là mèo mang thai sẽ ăn nhiều nhưng bạn không được cho chúng ăn no. Mèo mang thai ănn no có thể gây nôn ói vì dạ dày đang bị thai đè nén.
Thay vào đó, bạn hãy chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa để hệ tiêu hoá các bé làm việc nhẹ nhàng. Đồng thời cũng không ảnh hưởng đến mèo con trong bụng.
Mèo mang thai sẽ chuẩn bị ổ cho mình. Bạn có thể giúp mèo chuẩn bị ổ bằng cách lấy vải mềm, chăn ấm để lót ổ cho mèo. Nên lót vào những thùng các-tông hoặc rổ, chậu đủ rộng để mèo nằm. Đặt ổ này ở nơi yên tĩnh, riêng tư, kín gió và đặc biệt sạch sẽ.
Bạn cũng cần lưu ý về việc chọn ở đủ rộng cho mèo khi chăm sóc mèo mang thai. Làm ổ cho mèo quá chật có thể khiến mèo mẹ vô tình đè vào con. Vấn đề dọn vệ sinh ổ thường xuyên cũng cần được chú ý. 1 tuần nên giặt vải lót 1 lần để giữ không gian sạch sẽ cho mèo.
Trong giai đoạn mèo mang thai, bạn nên cho mèo khoảng thời gian yên tĩnh nghỉ ngơi. Không nên để nhiều người qua lại trong giai đoạn mèo mang thai. Đặc biệt, khi mèo đẻ thì không cho người lạ đến gần. Nếu lúc mèo đẻ có người đến gần, mèo mẹ sẽ trở nên rất hung dữ và có thể sẽ tự cắn chết con của mình.
Đặt ổ của mèo ở nơi yên tĩnh, ít người qua lại
Lúc chăm sóc mèo mang thai, bạn không nên bế mèo, không cho mèo hoạt động mạnh trong thời gian này để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu muốn giữ sức khoẻ cho mèo thì chỉ cần đưa các “boss” đi dạo là được. Nhưng đến cuối thai kỳ, nên giữ mèo ở nhà, không cho ra ngoài.
Khi chăm sóc mèo mang thai, bạn cần tránh việc tiêm phòng, tẩy giun hay uống thuốc cho chúng. Sở dĩ là bởi các loại vắcxin có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ của mèo và của thai nhi. Đặc biệt, không tự mua thuốc và cho mèo uống thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sỹ. Đối với mèo mang thai thì càng cần chú ý vấn đề này,
Hệ miễn dịch của mèo mang thai có thể không thích ứng được với các loại thuốc, vắcxin. Nếu cần phải tiêm phòng hay tẩy giun cho mèo mang thai thì cần tham khảo ý kiến bác sỹ thú y.
Việc khám thai định kỳ cho mèo cũng cần thiết như khi đi khám thai cho bà bầu vậy. Điều này giúp bác sỹ thú y nhận biết được thể trạng của mèo cũng như thai nhi. Bên cạnh đó, tại các cơ sở thú y, bác sỹ sẽ cho bạn biết mèo nhà bạn đang mang thai mấy chứ mèo con.
Đưa mèo đi khám thường xuyên là cần thiết khi chăm sóc mèo mang thai
Những cách chăm sóc mèo mang thai đặc biệt hơn cũng được bác sỹ thú y tư vấn. Và các “sen” cũng có thể hỏi luôn về việc chuẩn bị cho mèo sắp sinh và sau sinh. Thời gian khám thai định kỳ này sẽ phụ thuộc vào sức khoẻ của mèo mà các bác sỹ sẽ yêu cầu khám lại.
Như vậy, vatcung vừa đem đến cho bạn 1 vài phương pháp hữu ích trong việc chăm sóc mèo mang thai. Hy vọng với những thông tin trên bạn đã biết cách giúp chú mèo của mình có cơ thể khoẻ mạnh trong giai đoạn này nhé! Nếu còn thắc mắc gì, hãy để lại bình luận và vatcung sẽ giải đáp bạn sớm nhất!
Nếu bạn thấy bài viết Chăm sóc cat mang thai không khó như bạn nghĩ! hay. Hãy like và share cho bạn bè hoặc những người quan tâm đến thú cưng biết đến bài viết này nhé!
Mọi người hãy cùng đón đọc Nhà vệ sinh cho cat Iris hữu ích nhân 3! được vatcung.com tổng hợp và tham khảo từ nhiều nguồn website thú cưng khác nhau. Mong rằng, “món ăn tin thần” của chúng tôi gửi đến bạn bổ ích.
Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn luôn hạnh phúc với vật cưng của mình.
Vấn đề vệ sinh của mèo giờ đây đã được các “sen” quan tâm nhiều hơn. Không còn chậu nhôm chậu nhựa đưng xỉ than nữa mà giờ là các loại khay vệ sinh, nhà vệ sinh đựng cát cho mèo. Với nhiều mẫu nhà vệ sinh cho mèo như hiện nay thì nhiều “sen” vẫn khá băn khoăn không biết nên chọn loại nào. Vậy thì bạn hãy mua ngay nhà vệ sinh cho mèo Iris nhé. Sản phẩm này rất hữu ích đó! Cùng FamiPet tìm hiểu thêm về nhà vệ sinh cho mèo Iris ngay sau đây nhé!
Nhà vệ sinh cho mèo Iris là sản phẩm đến từ Nhật Bản. Thương hiệu Iris này đã rất có uy tín trong lĩnh vực đồ gia dụng. Iris là nhãn hàng chuyên sản xuất các loại đồ gia dụng dành cho cả người và cả thú cưng. Với gần 50 năm kinh nghiệm thì chắc chắn Iris sẽ là nhãn hiệu cực kỳ uy tín và có chất lượng. Đến nay, Iris đã có rất nhiều nhà máy sản xuất ở khắp nơi trên thế giới.
Với nhà vệ sinh cho mèo Iris thì bạn cũng không cần lo lắng về chất lượng. Sản phẩm được lắp ráp và xuất khẩu tại Mỹ, với sự kiểm định chất lượng chặt chẽ từ nhà sản xuất. Vì thế, các mẫu nhà vệ sinh cho mèo Iris đảm bảo rất an toàn và có thể cho “boss” sử dụng.
Hình dáng nhà vệ sinh cho mèo Iris
Với xuất xứ đáng tin cậy như thế thì nhà vệ sinh cho mèo Iris chắc hẳn sẽ có những lợi ích và ưu điểm cực lớn. Vậy hãy cùng xem những điểm mạnh của dòng sản phẩm này là gì nhé!
Hầu hết các loại khay vệ sinh, nhà vệ sinh đều làm từ nhựa và Iris cũng không là ngoại lệ. Tuy nhiên, chất liệu nhựa của nhà vệ sinh cho mèo Iris lại được đánh giá cao hơn. Độ bền và độ cứng rất cao và có thể dùng lâu dài mà không bị nứt, vỡ. Đối với sản phẩm này, chất liệu được sử dụng rất dễ dàng chùi rửa và không bị dính chất thải của mèo.
Bên cạnh đó, nhà vệ sinh Iris có nhựa màu nên sẽ tạo không gian riêng tư cho mèo để các “boss’ giải quyết. Thường thì nắp của nhà vệ sinh sẽ có màu trắng. Nhưng phần khay vệ sinh sẽ rất đa dạng màu sắc để các “sen” tha hồ lựa chọn cho bé mèo nhà mình.
Nói về thiết kế thì chắc chắn nhà vệ sinh Iris khá “ghi điểm” vì sự tinh tế của nó. Với kích thước không quá nhỏ nhưng cũng không quá to, sản phẩm có thể để được ở bất kỳ đâu trong nhà. Đồng thời, vẫn giúp mèo có không gian để đi vệ sinh thoải mái.
Thiết kế cửa ra vào cũng rất dễ để mèo sử dụng
Sản phẩm được thiết kế tách biệt 2 phần là phần nắp và phần khay. Phần nắp kiểu vòm tạo không gian rộng lớn cho mèo. Chiếc nắp đậy này khá tiện lợi và có nhiều mục đích. Vừa giúp tạo không gian riêng tư cho mèo. Thứ 2 là giữ vệ sinh cho nhà của bạn. Điểm nữa là giúp mùi chất thải không bị phát tán ra ngoài. Phía trước là cửa để mèo ra vào. Phía trên còn được gắn tay cầm để di chuyển dễ dàng và thuận lợi hơn.
Phần khay vệ sinh cũng được thiết kế tối ưu để viêc dọn dẹp của “sen” nhanh gọn hơn. Thiết kế viền cong ở đáy chính là ưu điểm để các “sen” có thể dọn cát cho mèo dễ dàng. Đi kèm với xẻng thì bạn chỉ cần xúc cát từ khay 1 lần là xong. Chính độ cong này đã giúp việc dọn khay cho mèo nhanh hơn bao giờ hết.
Nhắc đến nhà vệ sinh cho mèo Iris chắc chắn phải nhắc đến sự tiện dụng mà nó mang lại. Sản phẩm này có thể sử dụng như khay vệ sinh. Nếu mèo không chịu được không gian gò bó thì bạn chỉ cần nhấc nắp đậy lên là xong.
Việc tháo nắp đậy ra cũng là để dọn khay cho mèo và rửa khay dễ hơn. Bạn cần lưu ý rửa khay cát cho mèo thường xuyên. Khoảng 7-10 ngày thì đổ cát cũ đi rồi rửa sạch khay. Sau đó cho lớp cát mới vào. Như vậy mới khiến mèo thích thú sử dụng!
Thay cát thường xuyên để mèo sử dụng nhà vệ sinh
Bên cạnh đó, tay cầm có thể xách đi cũng rất tiện lợi. Những chủ nhân hay dọn nhà, chuyển nhà sẽ rất cần đến tiện ích này đó! Có thể thấy những lợi ích mà nhà vệ sinh cho mèo Iris đem lại là rất nhiều! Vậy bạn còn chần chừ gì mà không “sắm” ngay cho bé mèo của mình ngay thôi!
Như vậy các “sen” đã biết nhà vệ sinh cho mèo Iris rất đáng sử dụng phải không nào! Hy vọng rằng với những thông tin FamiPet đem lại, bạn đã biết thêm về sản phẩm nhà vệ sinh cho mèo này. Nếu còn thắc mắc về sản phẩm, hãy để lại bình luận và FamiPet sẽ giải đáp bạn sớm nhất! Đừng quên chia sẻ bài viết để các “sen” khác biết về nhà vệ sinh cho mèo Iris nhé!
Nếu bạn thấy bài viết Nhà vệ sinh cho cat Iris hữu ích nhân 3! hay. Hãy like và share cho bạn bè hoặc những người quan tâm đến thú cưng biết đến bài viết này nhé!
Mọi người hãy cùng đón đọc Chăm sóc dog con phần 2 (Chế độ dinh dưỡng, thức ăn cho dog con) được vatcung.com tổng hợp và tham khảo từ nhiều nguồn website thú cưng khác nhau. Mong rằng, “món ăn tin thần” của chúng tôi gửi đến bạn bổ ích.
Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn luôn hạnh phúc với vật cưng của mình.
Phần trước #vatcung đã giới thiệu cho các bạn cách chọn một chú chó con, cách chuẩn bị chỗ ăn ở cho chó. Các bạn chưa đọc có thể tham khảo bài dưới https://vatcung.vn/cach-chon-va-cham-soc-mot-chu-cho-con-p1 https://vatcung.vn/cham-soc-cho-con-moi-tach-me-khong-kho
Hôm nay sẽ là cách chăm sóc chó con, từ chế độ dinh dưỡng tới thức ăn cho chó
Các bạn nên nhớ, chó không phải là người, vì vậy chế độ dinh dưỡng cũng khác người, không phải cái gì người ăn được là chó ăn được.
Đầu tiên là sữa cho chó, không phải cho chó uống sữa cho người là được, bạn xem ở bài viết dưới nhé https://vatcung.vn/co-nen-cho-cho-uong-sua-cua-nguoi-khong
Thức ăn cũng vậy, không nên cho chó ăn thức ăn của người nó có thể gây ra béo phì ở chó. Thức ăn có dầu mỡ có thể gây ra các vấn đề như viêm tụy ở chó.
Ngoài ra nó khiến chó có thói quen xin ăn do vậy nên lờ hẳn chú chó khi bạn đang ăn. Một số thức ăn không nên cho chó ăn:
– Bưởi
– Nho khô
– Trà
– Rượu
– Tỏi
– Hành
– Quả bơ
– Muối
– Chocolate
Chọn thức ăn cho chó: Thành phần thức ăn của chó nên chiếm tỷ lệ cao từ cá, gà, cừu, bò hoặc trứng. Nên chọn mua thức ăn ở những nơi uy tín,
chọn những nhà cung cấp thức ăn có tên tuổi, nguồn gốc rõ ràng. Famipet là nơi cung cấp thức ăn khô cho chó, thức ăn ướt cho chó uy tín với các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu.
Thức ăn cho chó: https://vatcung.vn/thuc-an-cho-cho
Cho cún con của bạn ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày bằng thức ăn dành cho chó con. Lượng thức ăn mỗi bữa tùy vào giống chó và kích cỡ; bạn hãy tìm lượng thực phẩm được khuyến nghị dành cho giống chó mà bạn đang nuôi.
Chỉ cho chó con của bạn ăn lượng nhỏ nhất được khuyến nghị đối với giống chó, độ tuổi và kích cỡ của nó. Tăng lượng thức ăn nếu bạn thấy chú cún có vẻ quá gầy, hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.
Số lần cho ăn trong ngày tùy thuộc vào độ tuổi của chó con:
* 6-12 tuần: 3 đến 4 lần mỗi ngày
* 12-20 tuần: 3 lần mỗi ngày
* Trên 20 tuần: 2 lần mỗi ngày
Lưu ý, chỉ cho chó ăn trong khoảng thời gian nhất định (Khoảng 20 phút). Không nên để thức ăn cho chó cả ngày.
Nhưng nước thì khác, bạn luôn cần chuẩn bị nước sạch sẵn sàng cho chú cún của mình trong bình hoặc bát.
Nếu bạn thấy bài viết Chăm sóc dog con phần 2 (Chế độ dinh dưỡng, thức ăn cho dog con) hay. Hãy like và share cho bạn bè hoặc những người quan tâm đến thú cưng biết đến bài viết này nhé!
Mọi người hãy cùng đón đọc Cách chọn và chăm sóc một chú dog con P1 được vatcung.com tổng hợp và tham khảo từ nhiều nguồn website thú cưng khác nhau. Mong rằng, “món ăn tin thần” của chúng tôi gửi đến bạn bổ ích.
Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn luôn hạnh phúc với vật cưng của mình.
Hôm trước có một bạn ở cửa hàng #vatcung tư vấn chưa chuẩn cho 1 khách nào đó về vấn đề thức ăn cho những chú cún con. Mình có chỉ lại các bạn tại cửa hàng và viết bài viết này để các bạn hiểu rõ thêm về cách chăm sóc một chú cún con như thế nào nhé.
1, Trước hết các bạn hãy cùng vatcung điểm qua một số điểm khi tìm kiếm một chú cún con nhé:
– Nên mua chó ở trực tiếp từ người gây giống chó (Hoặc một nơi nào đó thật tin tưởng), chứ ko phải từ tiệm bán thú cưng. Như vậy ta có thể hiểu rõ hơn về chú cún cưng này.
– Nên mua chó từ lứa thứ 2-3 trở đi để đảm bảo chó mẹ đã sinh những lứa con khỏe mạnh trước đó.
– Mặc dù nên cai sữa cún con từ 7-8 tuần tuổi, nhưng bạn cũng nên tới chọn sớm để được chọn những chú chó tốt nhất.
– Không nên chọn những chú chó quá giữ hoặc quá nhút nhát. Cũng nên để ý tính nết cho phù hợp với tính cách và mong muốn của bạn (Đây là người bạn thân tương lai của mình mà <3).
– Kiểm tra những chú chó cẩn thận từ mắt, tai (vỗ tay thử), miệng, hậu môn (sạch sẽ ko?), lông bóng mượt? Hơi thở, dáng đi… Chú cún không được gầy quá và cũng ko nên béo quá.
Đây là một số điểm cơ bản mà vatcung hướng dẫn bước đầu cho bạn chọn một chú cún con nhé. Cần gì các bạn cứ liên hệ vatcung để được hỗ trợ nhé, đừng ngại!!
2, Chuẩn bị chỗ ăn ở cho những chú cún.
– Phòng ngủ của bạn là nơi lý tưởng để cho chú cún ở, nhưng bạn cũng nên cân nhắc việc cho chú cún ở trong bếp sẽ ấm áp hơn vào mùa đông.
– Chúng như là những đứa trẻ, vì thế hãy để tránh những đồ vật dễ vỡ, ổ điện, thùng rác, hóa chất độc hại ra khỏi tầm với của chúng.
– Cân nhắc mua cho chúng quây, lồng để chúng tránh chạy nhảy. Nên kiếm cho cúng 1 cái ổ đệm ấm áp và khô ráo.
– Chuẩn bị bát ăn, uống, đồ chơi cho chúng, vì chúng rất hiếu động nên có lẽ bạn sẽ phải chuẩn bị rất nhiều đồ chơi đấy :).
– Chuẩn bị một số dụng cụ chăm sóc cơ bản như bàn chải lông, sữa tắm, khăn tắm, dưỡng lông (với những chú nhiều lông), kem và bàn chải đánh răng.
– Bạn nên kiếm vòng cổ kèm thẻ tên cho chúng tránh trường hợp bị đi lạc. Thêm dây dắt để dắt đi dạo.
– Dắt chúng đi dạo, chơi đùa, vuốt ve chúng, phải để cho chúng cảm thấy thoải mái và hạnh phúc.
Chắc vậy tạm đủ rồi, bài sau vatcung sẽ viết tiếp về chế độ dinh dưỡng, cho chó con ăn nhé.
Nếu bạn thấy bài viết Cách chọn và chăm sóc một chú dog con P1 hay. Hãy like và share cho bạn bè hoặc những người quan tâm đến thú cưng biết đến bài viết này nhé!
Mọi người hãy cùng đón đọc Cách chăm sóc dog Chihuahua P2 được vatcung.com tổng hợp và tham khảo từ nhiều nguồn website thú cưng khác nhau. Mong rằng, “món ăn tin thần” của chúng tôi gửi đến bạn bổ ích.
Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn luôn hạnh phúc với vật cưng của mình.
Ở bài trước #vatcung đã cùng bạn tìm hiểu về cách ăn uống dinh dưỡng cho những chú chihuahua. Phần này hãy cùng FamiPet tìm hiểu cách vệ sinh cho những chú chihuahua đáng yêu nhé.
1, Tắm cho Chihuahua:
Nếu đã được chải lông thường xuyên, Chihuahua không cần tắm nhiều. Bạn có thể tắm cho Chihuahua 1-2 lần mỗi tháng là đủ, trừ khi chú cún của bạn dính phải thứ gì đó bốc mùi.
Chỉ dùng dầu tắm dành riêng cho chó. Dầu gội của người có thể lấy đi chất dầu cần thiết trên lông chó.
Tắm cho Chihuahua bằng nước ấm.
Khi tắm xong cho Chihuahua, bạn không nên để lông chó khô tự nhiên. Do có kích thước nhỏ, cơ thể Chihuahua có thể mất nhiệt và lạnh rất nhanh. Hãy dùng khăn tắm lau khô ngay cho cún.
2, Chải lông cho Chihuahua:
Lông chó Chihuahua có thể dài hoặc mượt. Chó lông sát có bộ lông mượt, bóng và sát vào thân mình. Chó lông dài có bộ lông thẳng hoặc hơi quăn, xù ra ở chân và đuôi. Bất kể là lông sát hay lông dài, Chihuahua cũng rụng lông (thường là vào mùa xuân và mùa thu) nhưng có thể kiểm soát được.
Nếu chú Chihuahua của bạn có bộ lông sát, bạn có thể chải lông cho cún mỗi tuần một lần bằng găng tay chải lông bằng cao su hoặc bàn chải lông mềm. Chọn bàn chải có lông tự nhiên.
Chihuahua lông dài thường cần được chải lông thường xuyên hơn – ít nhất 1-2 tuần mỗi lần, nhưng lý tưởng nhất vẫn là chải mỗi ngày. Bạn nên dùng lược chải lông xù.
Dùng lược khít chải bọ chét để loại bỏ lông rụng.
Lược thép không gỉ là công cụ hữu ích để gỡ lông rối.
Bạn có thể mua các vật dụng chải lông chó tại vatcung.
3, Lau sạch mắt cho Chihuahua:
Thỉnh thoảng mắt Chihuahua có thể tiết dịch ra xung quanh. Bạn hãy dùng vải mềm lau nhẹ nhàng xung quanh mắt chó để làm sạch gỉ mắt. Một số chú chó Chihuahua có thể có các vệt ố nước mắt xung quanh mắt.
Sản phẩm làm sạch vệt nước mắt có bán tại vatcung.
4, Làm vệ sinh tai cho Chihuahua.
Tai chó Chihuahua dễ bị bẩn. Để làm sạch tai cho chó, bạn có thể rỏ một lượng nhỏ dung dịch vệ sinh tai cho chó lên miếng bông và nhẹ nhàng lau tai chó, nhưng đừng lau quá sâu vào trong tai đến mức không nhìn thấy miếng bông – chỉ lau đến độ sâu bằng một đốt ngón tay.
Làm vệ sinh khi tai chó có mùi hôi hoặc có ráy tai.
Không dùng tăm bông để lau tai cho chó Chihuahua – tăm bông có thể đẩy ráy tai, bụi đất… vào sâu trong tai.
Bạn có thể thoa một lượng nhỏ dầu em bé hoặc dầu dừa lên vành tai của Chihuahua nếu thấy tai chó có vẻ khô.
5, Chải răng cho Chihuahua:
Các giống chó nhỏ như Chihuahua thường gặp các vấn đề về răng miệng. Chăm sóc răng thường xuyên là việc cần thiết để duy trì sức khỏe răng miệng. Nếu có thể, bạn nên chải răng cho Chihuahua mỗi tuần vài lần.
Tốt nhất là bạn nên bắt đầu chải răng cho Chihuahua khi chú cún còn nhỏ để nó quen được chải răng. Chó lớn có thể sẽ phản kháng khi chải răng.
Đảm bảo chỉ dùng bàn chải đánh răng và kem đánh răng dành cho chó.
Nếu bạn không tự tin chải răng cho chó, bác sĩ thú y có thể làm việc này giúp bạn. Tuy nhiên, quá trình làm sạch răng cho chó cần phải gây tê nên sẽ rất tốn kém.
Miệng của Chihuahua không có đủ chỗ cho răng mọc đúng cách. Có thể bác sĩ phải nhổ bớt răng để lấy chỗ cho những chiếc răng còn lại mọc đúng cách.
6, Cắt móng cho Chihuahua:
Móng của Chihuahua thường mọc rất nhanh, vì vậy bạn cần cắt móng thường xuyên cho chó. Cắt móng cho chó Chihuahua vài tuần một lần là đủ để móng của chú cún không mọc quá dài đến mức gõ lách cách trên sàn nhà.
Nếu không tự tin cắt móng cho chó, bạn nên cân nhắc đem chú cún đến dịch vụ chăm sóc chó hoặc bác sĩ thú y để họ làm giúp.
Kiểm tra cơ thể Chihuahua. Thời gian chải lông là lúc thích hợp để bạn kiểm tra những bất thường trên cơ thể chó, chẳng hạn như các khối u, bướu hoặc các dấu hiệu viêm (như dỏ, sưng).[37] Nếu bạn nhận thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào, hãy hẹn với bác sĩ để đem chó đến khám và điều trị.
Việc thường xuyên kiểm tra cơ thể của Chihuahua sẽ giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe trong giai đoạn vẫn còn dễ điều trị.
Nếu bạn thấy bài viết Cách chăm sóc dog Chihuahua P2 hay. Hãy like và share cho bạn bè hoặc những người quan tâm đến thú cưng biết đến bài viết này nhé!